Vào một ngày đẹp trời khi đứng trên bục giảng, cô giáo dạy Mỹ thuật ra đề cho các học sinh của mình: Các em hãy vẽ "Ước mơ của em".
Sau khi thu bài, cô cảm thấy rất vui khi nhìn những nét vẽ nguệch ngoạc hồn nhiên về những ước mơ rất đẹp của các em: Một cô giáo dạy trẻ hiền dịu giữa vườn cây lá tươi xanh, một bác sĩ chăm sóc cho đứa trẻ đang bị ốm với gương mặt nhòe nước mắt, hay cả thậm chí một phi hành gia bay giữa những vì sao.
Bất chợt, cô dừng lại trước một bức tranh lạ. Tất cả bức tranh chỉ toàn một màu đen với một hình tam giác nhỏ xíu ở góc trên bên phải. Suy nghĩ và tưởng tượng mãi mà không thể tìm ra câu trả lời, người giáo viên đợi đến khi cả lớp về gần hết và tiến tới bắt chuyện với cậu học sinh đã nộp bài vẽ đó.
"Em có thể nói cho cô ý nghĩa của bức tranh này không?"
Cậu bé mỉm cười, một nụ cười làm người giáo viên ấy nhớ mãi
"Màu đen là màu của than, còn kia là cái nón của mẹ em. Em ước ở sau nhà em có một bãi than thật lớn, lớn đến nỗi mẹ em đi xa ơi là xa chỉ còn nhìn thấy mỗi cái nón thôi, để mẹ em không còn phải đi kiếm than xa nữa!"
Ước mơ chỉ đơn giản thế với người mẹ bán than. Những đứa trẻ sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng hầu như chúng đặt mơ ước về bản thân mình thay vì ước mơ cho người khác.
Một vài năm sau khi gặp lại, người giáo viên gặp lại cậu bé ấy làm việc ở trong chợ. Cuộc sống của cậu học sinh vẫn vậy, không có bãi than nào xa tít tắp ở sau nhà và mẹ cậu ấy vẫn phải vất vả kiếm miếng cơm manh áo.
Ước mơ là hướng nhìn của con người trong cuộc sống, rằng bạn đang ở đâu, đang nghĩ cho ai và nó có ảnh hưởng gì đến xã hội. Đâu có ai đánh thuế ước mơ, cho dù có viển vông, chỉ cần nó là một ước mơ đẹp và khiến cho bản thân có một nhận thức tích cực là được rồi.
Lại nói đến vấn đề nhận thức, cái đầu óc lộn xộn này lại nhảy sang một câu chuyện khác. Nhận thức của Trẻ em được hình thành qua môi trường sống của chúng, cụ thể là gia đình - nơi tạo nên nền móng cơ bản, kế đó là trường lớp - nơi chúng được uốn nắn và tiếp theo là bạn bè - nơi chúng dễ bị ảnh hưởng nhất và dần dần định hình. Trong ba yếu tố trên, yếu tố tiên quyết và có ảnh hưởng lớn theo mình là gia đình, vì đó là nơi gần với đứa trẻ nhất và nó dành nhiều thời gian nhất ở bên, từ lúc sinh ra cho đến lúc tự lập. Sau này, đến khi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố còn lại, cho dù chúng bước đến một chân trời mới hoặc sa ngã xuống một cái hố sâu, nơi mà chúng quay về hay đưa tay tìm sự nâng đỡ cũng chính là gia đình. Thiếu đi sự dạy bảo sơ khai của gia đình là trẻ đã mất đi một cái nền móng, và bất cứ cái công trình gì mà có cái nền móng không vững chắc thì cũng sẽ không bền lâu. Sự thiếu quan tâm và dạy bảo của gia đình sẽ khiến chúng bị bối rối và bơ vơ sau khi "được" đẩy đến môi trường trường học và bạn bè, dẫn đến tình huống hên xui 50-50 là "được ăn cả, ngã về không", một là được khai sáng khi có chất xúc tác tốt, hai là bị tối tăm không lối ra khi không có người dẫn đường chỉ lối.
Cái điều khiến người ta bực mình nhất ở một bậc làm cha mẹ hay gia đình đó là không có sự khoan dung và tấm lòng sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu con trẻ. Cái Lý thuyết "Cha mẹ luôn đúng" không phải là một định lý đúng trong mọi trường hợp. Ai mà không có lúc sai lầm, nên chẳng có gì là "luôn" ở đây cả. Nếu ngay cả người lớn cũng mắc sai lầm, tại sao không chấp nhận sai lầm của con trẻ và đưa tay ra giúp đỡ chúng khi chúng đang lạc lối, đừng để chúng chìm xuống sâu rồi một lúc nào đó không thể với tay tới được. Người lớn luôn là người có nhiều kinh nghiệm hơn cơ mà?
Ai dà...
Con người suy cho cùng cũng có cái gốc từ động vật, đặc biệt ở chỗ đã tiến hóa lên và đặt mình ở cái thứ bậc cao nhất cùng với thứ gọi là LÝ TRÍ và NGÔN NGỮ. Lắm lúc tôi cũng tự cười bản thân khi cứ tự thắc mắc là chó ở Việt Nam và chó ở Mỹ liệu có sủa hai thứ tiếng khác nhau không. Chẳng biết ngôn ngữ các loài khác như thế nào, nhưng cái ngôn của con người còn có nhiều tác dụng hơn cả giao tiếp, như việc ngoài truyền đạt điều hay lẽ phải, tôn vinh cái đẹp, người ta còn có thể lăng mạ nhau hoặc dìm ai đó xuống tận bùn đen bằng những con chữ mà chỉ cần một vài giây để thốt ra hoặc đập bàn phím. Việc này còn có sự ảnh hưởng của Lý trí, cái mà tách biệt giữa con người và các con khác, đó là TÌNH NGƯỜI.
Có một câu chuyện xảy ra vào một ngày mưa bão bùng, đường phố ẩm ướt, người chạy đi chạy lại lép bép cùng những tiếng cằn nhằn khó chịu. Một ông lão ăn xin đầu đội nón rách khoác một tấm ni lông chầm chậm bước tới cửa một căn nhà sáng đèn, tiếng kêu sột soạt làm người trong nhà chú ý.
Một người phụ nữ chạy vội ra, dúi vào tay ông lão một ít cơm cùng với ít ruốc.
"Ông ăn tạm, nay nhà cháu chỉ có bằng này thôi..."
Một người phụ nữ khác lớn tuổi ngồi trong nhà nhưng đang ném ánh mắt khó chịu về phía ông lão phải hơn mình cả chục tuổi.
"Cái nhà ông này lại mò đến nữa, hôm nay là lần thứ hai rồi, lần sau bảo ông đi đi, quen thói. Cơm cho phí ra, để cho chó ăn còn hơn. Trông thấy gớm! Ông đi đi!"
Người ăn xin làm sao có thể không nghe thấy những lời đó vang vang từ những bức tường sáng đèn điện. Có ai biết rằng ông không được may mắn khi không có con cháu tử tế như người phụ nữ ấy, không có cả một nơi để trở về, và cái chân đau khiến ông không thể làm được việc gì cả. Có thứ gì đăng đắng nghèn nghẹn trong họng ông, tuy đây cũng đâu phải là lần đâu tiên ông bị đối xử như vậy nhưng sự tương phản trong ánh mắt của hai người phụ nữ làm nắm cơm trong tay ông lạnh ngắt....
Chẳng biết cái trí thông mình và sự siêu đẳng của con người đã có đủ để họ không chỉ xếp hạng mình trên các loài khác mà còn phân thứ hạng ngay trong loài của mình. Sự thật là dù là người hay là vật, dù châu Á hay châu Âu, cứ là sinh thể sống trong trái đất thì đều có quyền bình đẳng. Cho dù bây giờ ta là ai, trước kia cũng chỉ bắt đầu từ một thể đơn bào mà thôi. Sao cứ phải phức tạp mọi chuyện để khiến cho cuộc sống thêm đầy rẫy những thứ như thù địch, chiến tranh, lừa đảo, tham nhũng, giết người, đàn áp... cơ chứ???
Thôi lảm nhảm thế đủ rồi. Chắc hôm nay chỉ đến thế này thôi!
Sau khi thu bài, cô cảm thấy rất vui khi nhìn những nét vẽ nguệch ngoạc hồn nhiên về những ước mơ rất đẹp của các em: Một cô giáo dạy trẻ hiền dịu giữa vườn cây lá tươi xanh, một bác sĩ chăm sóc cho đứa trẻ đang bị ốm với gương mặt nhòe nước mắt, hay cả thậm chí một phi hành gia bay giữa những vì sao.
Bất chợt, cô dừng lại trước một bức tranh lạ. Tất cả bức tranh chỉ toàn một màu đen với một hình tam giác nhỏ xíu ở góc trên bên phải. Suy nghĩ và tưởng tượng mãi mà không thể tìm ra câu trả lời, người giáo viên đợi đến khi cả lớp về gần hết và tiến tới bắt chuyện với cậu học sinh đã nộp bài vẽ đó.
"Em có thể nói cho cô ý nghĩa của bức tranh này không?"
Cậu bé mỉm cười, một nụ cười làm người giáo viên ấy nhớ mãi
"Màu đen là màu của than, còn kia là cái nón của mẹ em. Em ước ở sau nhà em có một bãi than thật lớn, lớn đến nỗi mẹ em đi xa ơi là xa chỉ còn nhìn thấy mỗi cái nón thôi, để mẹ em không còn phải đi kiếm than xa nữa!"
Ước mơ chỉ đơn giản thế với người mẹ bán than. Những đứa trẻ sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau có thể có những suy nghĩ khác nhau, nhưng hầu như chúng đặt mơ ước về bản thân mình thay vì ước mơ cho người khác.
Một vài năm sau khi gặp lại, người giáo viên gặp lại cậu bé ấy làm việc ở trong chợ. Cuộc sống của cậu học sinh vẫn vậy, không có bãi than nào xa tít tắp ở sau nhà và mẹ cậu ấy vẫn phải vất vả kiếm miếng cơm manh áo.
Ước mơ là hướng nhìn của con người trong cuộc sống, rằng bạn đang ở đâu, đang nghĩ cho ai và nó có ảnh hưởng gì đến xã hội. Đâu có ai đánh thuế ước mơ, cho dù có viển vông, chỉ cần nó là một ước mơ đẹp và khiến cho bản thân có một nhận thức tích cực là được rồi.
Lại nói đến vấn đề nhận thức, cái đầu óc lộn xộn này lại nhảy sang một câu chuyện khác. Nhận thức của Trẻ em được hình thành qua môi trường sống của chúng, cụ thể là gia đình - nơi tạo nên nền móng cơ bản, kế đó là trường lớp - nơi chúng được uốn nắn và tiếp theo là bạn bè - nơi chúng dễ bị ảnh hưởng nhất và dần dần định hình. Trong ba yếu tố trên, yếu tố tiên quyết và có ảnh hưởng lớn theo mình là gia đình, vì đó là nơi gần với đứa trẻ nhất và nó dành nhiều thời gian nhất ở bên, từ lúc sinh ra cho đến lúc tự lập. Sau này, đến khi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố còn lại, cho dù chúng bước đến một chân trời mới hoặc sa ngã xuống một cái hố sâu, nơi mà chúng quay về hay đưa tay tìm sự nâng đỡ cũng chính là gia đình. Thiếu đi sự dạy bảo sơ khai của gia đình là trẻ đã mất đi một cái nền móng, và bất cứ cái công trình gì mà có cái nền móng không vững chắc thì cũng sẽ không bền lâu. Sự thiếu quan tâm và dạy bảo của gia đình sẽ khiến chúng bị bối rối và bơ vơ sau khi "được" đẩy đến môi trường trường học và bạn bè, dẫn đến tình huống hên xui 50-50 là "được ăn cả, ngã về không", một là được khai sáng khi có chất xúc tác tốt, hai là bị tối tăm không lối ra khi không có người dẫn đường chỉ lối.
Cái điều khiến người ta bực mình nhất ở một bậc làm cha mẹ hay gia đình đó là không có sự khoan dung và tấm lòng sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu con trẻ. Cái Lý thuyết "Cha mẹ luôn đúng" không phải là một định lý đúng trong mọi trường hợp. Ai mà không có lúc sai lầm, nên chẳng có gì là "luôn" ở đây cả. Nếu ngay cả người lớn cũng mắc sai lầm, tại sao không chấp nhận sai lầm của con trẻ và đưa tay ra giúp đỡ chúng khi chúng đang lạc lối, đừng để chúng chìm xuống sâu rồi một lúc nào đó không thể với tay tới được. Người lớn luôn là người có nhiều kinh nghiệm hơn cơ mà?
Ai dà...
Con người suy cho cùng cũng có cái gốc từ động vật, đặc biệt ở chỗ đã tiến hóa lên và đặt mình ở cái thứ bậc cao nhất cùng với thứ gọi là LÝ TRÍ và NGÔN NGỮ. Lắm lúc tôi cũng tự cười bản thân khi cứ tự thắc mắc là chó ở Việt Nam và chó ở Mỹ liệu có sủa hai thứ tiếng khác nhau không. Chẳng biết ngôn ngữ các loài khác như thế nào, nhưng cái ngôn của con người còn có nhiều tác dụng hơn cả giao tiếp, như việc ngoài truyền đạt điều hay lẽ phải, tôn vinh cái đẹp, người ta còn có thể lăng mạ nhau hoặc dìm ai đó xuống tận bùn đen bằng những con chữ mà chỉ cần một vài giây để thốt ra hoặc đập bàn phím. Việc này còn có sự ảnh hưởng của Lý trí, cái mà tách biệt giữa con người và các con khác, đó là TÌNH NGƯỜI.
Có một câu chuyện xảy ra vào một ngày mưa bão bùng, đường phố ẩm ướt, người chạy đi chạy lại lép bép cùng những tiếng cằn nhằn khó chịu. Một ông lão ăn xin đầu đội nón rách khoác một tấm ni lông chầm chậm bước tới cửa một căn nhà sáng đèn, tiếng kêu sột soạt làm người trong nhà chú ý.
Một người phụ nữ chạy vội ra, dúi vào tay ông lão một ít cơm cùng với ít ruốc.
"Ông ăn tạm, nay nhà cháu chỉ có bằng này thôi..."
Một người phụ nữ khác lớn tuổi ngồi trong nhà nhưng đang ném ánh mắt khó chịu về phía ông lão phải hơn mình cả chục tuổi.
"Cái nhà ông này lại mò đến nữa, hôm nay là lần thứ hai rồi, lần sau bảo ông đi đi, quen thói. Cơm cho phí ra, để cho chó ăn còn hơn. Trông thấy gớm! Ông đi đi!"
Người ăn xin làm sao có thể không nghe thấy những lời đó vang vang từ những bức tường sáng đèn điện. Có ai biết rằng ông không được may mắn khi không có con cháu tử tế như người phụ nữ ấy, không có cả một nơi để trở về, và cái chân đau khiến ông không thể làm được việc gì cả. Có thứ gì đăng đắng nghèn nghẹn trong họng ông, tuy đây cũng đâu phải là lần đâu tiên ông bị đối xử như vậy nhưng sự tương phản trong ánh mắt của hai người phụ nữ làm nắm cơm trong tay ông lạnh ngắt....
Chẳng biết cái trí thông mình và sự siêu đẳng của con người đã có đủ để họ không chỉ xếp hạng mình trên các loài khác mà còn phân thứ hạng ngay trong loài của mình. Sự thật là dù là người hay là vật, dù châu Á hay châu Âu, cứ là sinh thể sống trong trái đất thì đều có quyền bình đẳng. Cho dù bây giờ ta là ai, trước kia cũng chỉ bắt đầu từ một thể đơn bào mà thôi. Sao cứ phải phức tạp mọi chuyện để khiến cho cuộc sống thêm đầy rẫy những thứ như thù địch, chiến tranh, lừa đảo, tham nhũng, giết người, đàn áp... cơ chứ???
Thôi lảm nhảm thế đủ rồi. Chắc hôm nay chỉ đến thế này thôi!